Ngành Tư pháp tỉnh Đồng Tháp: Lấy “hiệu quả thực tế” làm thước đo và lấy sự hài lòng của người dân làm thành tích

Nếu Đồng Tháp được mệnh danh là “Đất Sen hồng” thì Sở Tư pháp tỉnh này là một đóa sen rạng rỡ, không ngừng khoe sắc, góp phần tạo nên thành công và sự trù phú của một vùng đất.

B15B3DB6-CB21-460B-96F3-5E526B1B070B.
Sở Tư pháp Đồng Tháp phối hợp tổ chức thành công cuộc thi trực tuyến Thanh niên với Kiến thức pháp luật năm 2021.

Nhiều năm liền, ngành Tư pháp Đồng Tháp được Bộ Tư pháp đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ (xếp hạng A); được Bộ Tư pháp công nhận là điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020; được tặng Cờ Thi đua của Chính phủ; liên tục được tặng Cờ Thi đua của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Đồng Tháp; được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen về thực hiện cải cách hành chính, thực hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nhiều mô hình được công nhận là điển hình tiêu biểu...

Đó là những thành công thể hiện sự cống hiến của lãnh đạo, tập thể, cá nhân ngành Tư pháp Đồng Tháp. Tuy nhiên, có một thành công còn đáng kể hơn của ngành, đó là những mô hình, cách làm không phải chỉ thể hiện ở lý luận suông mà tất cả lấy “hiệu quả thực tế” làm thước đo và lấy sự hài lòng của người dân làm thành tích.

Cụ thể, Sở Tư pháp Đồng Tháp đã phát huy vai trò “người gác cổng” pháp lý của địa phương trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, Sở Tư pháp Đồng Tháp đã nhanh nhạy, linh hoạt khai thác đúng trọng tâm nội dung người dân quan tâm nhằm tuyên truyền và đưa pháp luật đến người dân bằng các phương tiện người dân tiếp xúc hàng ngày: Đài Phát thanh truyền hình, Trạm truyền thanh, Facebook, Zalo…; mô hình hay, sáng tạo như: “Cà phê pháp luật”, “Phụ nữ với pháp luật”, “Thanh niên với pháp luật”, “Tư vấn pháp luật miễn phí”…

Ở từng lĩnh vực công tác, Sở Tư pháp Đồng Tháp đều tận dụng và phát huy lợi thế của các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương để tăng cường hiệu quả công tác tư pháp. Cụ thể, liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch Tư pháp với Sở Y tế, Sở Nội vụ; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy chế phối hợp thực hiện kết nối, liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp…

Để có được những thành tích đó, chính là nhờ sự lãnh, chỉ đạo tận tâm, sâu sát của Bộ Tư pháp và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, phải kể đến sự nhiệt huyết, trách nhiệm và không ngừng đổi mới của bà Lê Thị Hồng Phượng, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp – người được mệnh danh “Nữ tướng” thổi “làn gió mới” và Tư pháp đất Sen hồng.

485F5695-3D11-453E-95BA-A568722FAE04.

Ngành Tư pháp Đồng Tháp ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Những ngày cuối năm, chia sẻ về kết quả công tác của một năm dịch bệnh đầy biến động, bà Lê Thị Hồng Phượng tâm sự, trong công việc và cả trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những khó khăn, trở ngại ngoài ý muốn. Vấn đề không phải là oán trách, quy lỗi cho khó khăn mà bản thân mỗi lãnh đạo, cán bộ cần xét nguyên nhân và tìm giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Trong các hoạt động, con người luôn là yếu tố quyết định. Hoạt động của ngành muốn mạnh thì cán bộ phải có tâm và có tầm.

“Cán bộ phải phục vụ trên tinh thần trách nhiệm, lịch thiệp và tôn trọng nhân dân; không để xảy ra nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và tổ chức. Đây được xem là tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng, đánh giá công chức, viên chức hằng năm”, bà Phượng nhấn mạnh.

Kỳ vọng rằng, từ những thành công và thách thức ở hiện tại, ngành Tư pháp Đồng Tháp vẫn không ngừng cố gắng, hoàn thiện để thành tích tư pháp của đất Sen hồng luôn dẫn đầu và đạt được những điểm nhấn ấn tượng, sâu sắc. 

Nguồn: Phapluatplus.vn